【da ga tructiep】Những thầy cô 'đánh thức tình yêu thương'
Với mong muốn cảm hóa,ữngthầycôđánhthứctìnhyêuthươda ga tructiep thay đổi các bạn nhỏ chưa ngoan bằng chính tình yêu thương, những thầy cô giáo tại Đà Nẵng đã tổ chức những buổi học ngoại khóa đặc biệt mang tên 'Vòng tay nhân ái'.
Cùng vui chơi với các bạn nhỏ là nạn nhân chất độc da cam/dioxin - Ảnh: An Dy
Chạm đến nỗi đau khác biệtBuổi học tổ chức tại Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam (Hội NNCĐ da cam/dioxin TP.Đà Nẵng). Ở đó có những đứa trẻ thiểu năng say sưa với từng câu hát, vụng về với những điệu múa mà phải mất cả năm trời các em mới tập được. Có những bạn nhỏ không thể nghe nói, thậm chí tay chân không lành lặn vẫn cố gắng từng ngày làm ra những chiếc lọ hoa thủ công, hay may những bộ quần áo… để có thêm thu nhập. Ban đầu là ánh mắt rụt rè, dò xét, giữ khoảng cách. Sau đó, những cô cậu học sinh đã mạnh dạn tiến về phía trước, tặng các bạn khuyết tật những phần quà mà mình chuẩn bị sẵn, là bánh kẹo, là đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải… “Tặng quà cho các bạn nhưng con không dám nhìn vào ánh mắt bạn ấy, vì ánh mắt đó không thể hiện điều gì cả, nó vô hồn và ngây ngô. Nhưng sau đó, con mơ hồ cảm thấy bạn ấy vui thích, tự nhiên thấy lòng mình nhẹ nhõm”, một học sinh lớp 9/3, Trường THCS Sào Nam tâm sự. Bạn học sinh này cho biết ở nhà em được ba mẹ, anh chị nuông chiều nên chỉ quen nhận sự chăm sóc, tình yêu thương của mọi người, đôi khi quên mất cách thể hiện tình cảm, không quan tâm đến người khác. Và đó cũng là cảm nhận chung của những bạn trẻ tham gia lớp học đặc biệt. Những cô cậu học trò vốn nhìn cuộc sống giản đơn, toàn màu hồng bắt đầu chủ động tiếp nhận một màu rất khác của cuộc sống. Ở đó không có game online, không có facebook… để “nghiện”, không có smartphone, iPad… để thấy mình được thỏa mãn mọi sở thích, mọi nhu cầu tối thiểu của một học sinh thành phố. Ở đó chỉ có những đứa trẻ mà chỉ cần được bạn cho cây kẹo là cười sung sướng đến ngây ngô, nhận quà muốn nói lời cảm ơn nhưng chỉ biết cúi đầu vì không thể nói được... Biết yêu thương, con sẽ khácTừ chỗ ngại ngần, khoảng cách, một học sinh lớp 9/3, Trường THCS Nguyễn Huệ và những người bạn cùng trường đã chủ động tiến đến gần hơn, trò chuyện và vui đùa cùng những người bạn kém may mắn. Bắt đầu là những câu hỏi ngô nghê kiểu như, tại sao bạn lại như vậy, bạn có ở cùng với ba mẹ không… nhưng rồi đành bất lực vì “đối phương” chỉ biết cười và ăn kẹo. Bí quá, cậu đành vung tay múa chân làm trò, nhảy múa để mua vui cho các bạn. Không dấu vẻ ngại ngần, cậu thổ lộ: “Con chưa bao giờ đến những nơi như thế này, vẫn biết có nhiều số phận khác nhau, nhưng con chưa từng nghĩ có một nơi buồn đến vậy”. Trong số 120 bạn nhỏ tham gia lớp học đặc biệt, ban đầu, có đến hơn 70% các bạn thiếu sự hợp tác, thậm chí có tâm lý gây hấn, phản ứng. Nhưng đến khi cảm xúc được khơi gợi, các bạn đã biết lắng nghe, những câu chuyện rất đỗi bình dị về cái xấu và cái tốt, giàu có đủ đầy và nghèo khó, bệnh tật… Khi các bạn thực sự bị cuốn vào những câu chuyện thì “diễn giả” bất đắc dĩ là thầy Ngô Ngọc Hoàng Vương, Trưởng phòng Tư tưởng chính trị (Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng) nhẹ nhàng chuyển sang câu chuyện về hành xử một cách bản lĩnh, văn minh giữa bạn bè với nhau, cách chia sẻ, thể hiện tình cảm giữa con cái với cha mẹ, những người dành cả cuộc đời vì con… theo kiểu “cha có thể là người không hoàn hảo, nhưng cha yêu con theo cách hoàn hảo nhất”. Vài đôi mắt rưng rưng, giọt nước mắt lặng lẽ rơi ở những khuôn mặt mà vài giờ trước đó còn mang vẻ ương ngạnh, bất cần. “Nếu các em thấy mình chưa ngoan, đã khiến cha mẹ không vui, cứ khóc. Khóc xong nhất định mình sẽ khác”, thầy Vương nhẹ nhàng động viên những đứa học trò nhỏ, để từ đó, những tiếng nấc nghẹn dần lan trong lớp học đặc biệt.Nhiều thầy cô giáo tham gia khóa học đặc biệt cho biết chỉ cần các em chịu ngồi yên và lắng nghe thì chương trình đã thành công được đến tám phần. Vậy mà không chỉ lắng nghe, các bạn ấy đã lên tiếng: “Nhất định tụi con sẽ thay đổi”, “Con thấy mình làm buồn lòng bố mẹ, thầy cô nhiều quá”, “Con thấy có lỗi, muốn về để ôm mẹ”, “Chỉ cần biết yêu thương, con sẽ khác”… và cả những ánh mắt buồn xa xăm… “Biết sẽ không dễ nhưng cứ phải thử vì các em như những ngọn măng cần được uốn. Chúng tôi hy vọng chương trình sẽ thành công để có thể nhân rộng ra các trường. Chỉ cần chạm đến sâu thẳm yêu thương, các em sẽ không vô cảm, sẽ cùng nhau thay đổi để hoàn thiện mình và sống có ý nghĩa”, cô Trần Thị Thúy Hà, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Hải Châu, người tổ chức lớp học đặc biệt “Vòng tay nhân ái”, cho biết.